Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, ngay từ năm 2014 Bộ Tài chính đã xây dựng đề án giao 13 Bộ, ngành xây dựng sửa đổi các văn bản pháp luật, theo hướng giảm thiểu số lượng kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Kết quả, hiện các Bộ ngành đã sửa 66/87 văn bản pháp luật liên quan tới kiểm tra chuyên ngành thông quan hàng hoá, đạt 76%. Hiện cũng có khoảng 200 danh mục hàng hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, trong đó danh mục hàng hoá với hàng trăm mặt hàng, như danh mục thuốc thú ý với hơn 400 mặt hàng... Năm 2017 Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức áp mã hồ sơ theo danh mục hàng hoá theo chuyên ngành."28% thời gian thông quan là trách nhiệm hải quan, còn lại 72% trách nhiệm của các Bộ, ngành", Bộ trưởng Dũng nêu và cho rằng đây là khâu chốt quan trọng phải tháo, nếu không sẽ không có động lực thúc đẩy giao lưu hàng hoá thương mại qua biên giới. Tuy nhiên Bộ trưởng cũng thừa nhận hiện vẫn còn nhiều mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý trong thông quan. Có một mặt hàng thuộc quản lý nhiều Bộ, cần chỉnh sửa để tạo thuận lợi hơn.Ví dụ, sữa chua, sữa bột phải kiểm định thực phẩm của Bộ Nông nghiệp, nhưng kiểm tra chất lượng của Bộ Công Thương. Nghĩa là một mặt hàng đang chịu 2 giấy phép. Ông lý giải, một phần do không đáp ứng yêu cầu nhưng cũng yếu về quy chuẩn, tiêu chuẩn ở các Bộ, nên chồng chéo. Trước tình hình này, Bộ Tài chính phối hợp với 10 quản lý ngành thành lập 10 đội kiểm tra chuyên ngành tại các địa bàn trọng yếu: Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ngãi, TP HCM... để thông quan nhanh và có kế hoạch nâng cấp trung tâm kiểm định của Tổng cục Hải quan thành các Cục kiểm định kèm theo phòng thí nghiệm. "Hiện các Bộ, ngành vẫn chưa trao lại quyền kiểm tra chuyên ngành cho hải quan. Không tháo được nút này thì rất ách tắc cho xuất nhập khẩu", ông nói. Ông Dũng cũng cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục đề xuất kiểm tra chuyên ngành theo hướng giảm thủ tục giấy tờ, quản lý theo rủi ro, hậu kiểm bởi hiện nay vẫn kiểm tra tiền kiểm lớn nên không đáp ứng được thời gian thông quan, chất lượng hàng hoá. Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với các ngành rà soát, thống nhất mã HS hàng hoá xuất nhập khẩu; triển khai cơ chế một cửa quốc gia ASEAN 2016 - 2020 và đồng bộ thông tin giữa các Bộ, ngành... Về phía hải quan, Bộ chỉ đạo hoàn thiện giai đoạn 2 dự án nâng cao thông quan tự động; tăng cường năng lực Cục kiểm định hải quan. "Hải quan vừa rồi đã đi đầu, đo đếm và chỉ ra những tồn tại, cần sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ như vừa qua để khắc phục tình trạng này", ông nói.Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân ngắt lời, bà đặt câu hỏi: Với những nỗ lực của ngành tài chính thì có hoàn thành kế hoạch giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành năm nay?Bộ trưởng Dũng trả lời, với 200 danh mục hàng hoá và hàng trăm nghìn hàng hoá kiểm tra chuyên ngành thì cần sự vào cuộc của các Bộ, ngành. Từ nay tới cuối năm Bộ sẽ tiếp tục kết nối với các Bộ, ngành. Vừa qua đã kết nối được 41 thủ tục của các bộ, ngành và theo kế hoạch năm nay coàn 22 thủ tục nữa. "Theo tiến độ này thì sẽ hoàn thành căn băn kế hoạch đặt ra", ông khẳng định. 8h33Đại biểu Trương Anh Tuấn (Nam Định)Điều đáng phấn khởi là kinh tế xã hội có những bước phát triển mới. Điều đó đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững.Cử tri các địa phương phản ánh tình hình buôn lậu, gian lận hàng giả đang diễn biến phức tạp, cản trở sản xuất, làm mất lòng tin của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Xin cho biết Bộ đã và sẽ triển khai những giải pháp gì để chống buôn lậu thương mại, hàng giả.Làm tốt công tác thu mới đảm bảo nhiệm vụ chi, theo báo cáo Chính phủ, thu ngân sách vượt nhưng là mức thu thấp nhất trong 2-3 năm gần đâyTình hình doanh nghiệp kê khai nộp không đầy đủ là phổ biến, nhiều doanh nghiệp còn nợ thuế. Đến cuối 2016 tổng dư nợ thuế là 77.000 tỷ đồng, và đến nay dư nợ thuế còn 73.000 tỷ đồng, giảm không đáng kể. Vậy Bộ trưởng có giải pháp nào?8h32Đại biểu Bùi Thu Hằng (Hoà Bình) Đại biểu Bùi Thu Hằng đặt câu hỏi chất vấn về lĩnh vực thuế. Theo bà hiện ngành thuế đã cải tiến cách thu thuế qua hoá đơn điện tử, nhưng xuất hoá đơn của các hộ kinh doanh vẫn phổ biến; thói quen không lấy hoá đơn khi mua hàng của hộ kinh doanh đang khiến ngành thuế thất thu. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp để khắc phục tình trạng này? Đại biểu Vũ Thị Thuỷ (Hải Dương) gửi tới Bộ trưởng câu hỏi liên quan tới chuyển giá doanh nghiệp. Bộ Tài chính có giải pháp gì khắc phục tình trạng này? Bà cũng đặt câu hỏi liên quan tới giải quyết thủ tục hành chính.8h30Đại biểu Nguyễn Tảo (Lâm Đồng)Qua các cuộc họp đối thoại giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, công tác kiểm tra chuyên ngành đang là trở ngại lớn, kéo dài thời gian thông qua hàng hóa làm tăng chi p hí gây phiền hà cho doanh nghiệp. Bộ trưởng có những giải pháp gì để góp phần nâng cao hiệu quả việc kiểm tra chuyên ngànhQua nội dung báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ Kinh tế xã hội cho thấy, nợ công đã và đang là mối quan tâm của cử tri cả nước. Tình hình nợ công hiện nay sát trần hơn 60% GDP, rủi ro lớn do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn như huy động thuế, phí trên GDP giảm, trong khi Chính phủ vẫn đàm phán ký kết các khoản vay mới, điều này ảnh hưởng như thế nào trong kiểm soát chi tiêu nợ công thời gian tới8h27Đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương)Tình trạng chuyển giá của doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng, với chức năng được giao, Bộ có giải pháp gì khắc phục?Những năm qua Chính phủ ban hành nhiều Nghị quyết về cải cách thủ tục hành chính nâng cao năng lực cạnh tranh. Quốc hội, Bộ trưởng đã triển khai chỉ đạo của Thủ tướng như thế nào?Phiên chất vấn các Bộ trưởng chính thức khai mạc vào sáng nay 16/11.Ngay sau khi nghe Trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên chất vấn với phần đăng đàn đầu tiên của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.Người đứng đầu ngành tài chính sẽ trả lời về công tác quản lý thuế (giải quyết nợ đọng thuế; thanh tra, kiểm tra; chống thất thu thuế, chuyển giá) cũng như các vấn đề của hải quan đảm bảo nền tài chính an toàn, hiệu quả. Đây không phải lần đầu tiên ông Đinh Tiến Dũng đăng đàn tại Quốc hội về các vấn đề này. Tuy nhiên, trong sáng nay, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng còn phải giải trình trước Quôc hội về câu chuyện nợ công với những giải pháp tăng cường quản lý an toàn, hiệu quả.Theo lịch, Bộ trưởng Tài chính trả lời chất vấn tới giữa phiên làm việc chiều ngày 16/11, trước khi nhường diễn đàn cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.Theo đó, Thống đốc Lê Minh Hưng sẽ giải đáp các vấn đề về việc điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tăng trưởng tín dụng hợp lý. Đồng thời, hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã được xử lý và giải pháp đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cũng là nội dung trọng tâm của phiên chất vấn này.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, ngay từ năm 2014 Bộ Tài chính đã xây dựng đề án giao 13 Bộ, ngành xây dựng sửa đổi các văn bản pháp luật, theo hướng giảm thiểu số lượng kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Kết quả, hiện các Bộ ngành đã sửa 66/87 văn bản pháp luật liên quan tới kiểm tra chuyên ngành thông quan hàng hoá, đạt 76%.
Hiện cũng có khoảng 200 danh mục hàng hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, trong đó danh mục hàng hoá với hàng trăm mặt hàng, như danh mục thuốc thú ý với hơn 400 mặt hàng... Năm 2017 Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức áp mã hồ sơ theo danh mục hàng hoá theo chuyên ngành.
"28% thời gian thông quan là trách nhiệm hải quan, còn lại 72% trách nhiệm của các Bộ, ngành", Bộ trưởng Dũng nêu và cho rằng đây là khâu chốt quan trọng phải tháo, nếu không sẽ không có động lực thúc đẩy giao lưu hàng hoá thương mại qua biên giới. Tuy nhiên Bộ trưởng cũng thừa nhận hiện vẫn còn nhiều mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý trong thông quan. Có một mặt hàng thuộc quản lý nhiều Bộ, cần chỉnh sửa để tạo thuận lợi hơn.
Ví dụ, sữa chua, sữa bột phải kiểm định thực phẩm của Bộ Nông nghiệp, nhưng kiểm tra chất lượng của Bộ Công Thương. Nghĩa là một mặt hàng đang chịu 2 giấy phép. Ông lý giải, một phần do không đáp ứng yêu cầu nhưng cũng yếu về quy chuẩn, tiêu chuẩn ở các Bộ, nên chồng chéo.
Trước tình hình này, Bộ Tài chính phối hợp với 10 quản lý ngành thành lập 10 đội kiểm tra chuyên ngành tại các địa bàn trọng yếu: Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ngãi, TP HCM... để thông quan nhanh và có kế hoạch nâng cấp trung tâm kiểm định của Tổng cục Hải quan thành các Cục kiểm định kèm theo phòng thí nghiệm. "Hiện các Bộ, ngành vẫn chưa trao lại quyền kiểm tra chuyên ngành cho hải quan. Không tháo được nút này thì rất ách tắc cho xuất nhập khẩu", ông nói.
Ông Dũng cũng cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục đề xuất kiểm tra chuyên ngành theo hướng giảm thủ tục giấy tờ, quản lý theo rủi ro, hậu kiểm bởi hiện nay vẫn kiểm tra tiền kiểm lớn nên không đáp ứng được thời gian thông quan, chất lượng hàng hoá. Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với các ngành rà soát, thống nhất mã HS hàng hoá xuất nhập khẩu; triển khai cơ chế một cửa quốc gia ASEAN 2016 - 2020 và đồng bộ thông tin giữa các Bộ, ngành... Về phía hải quan, Bộ chỉ đạo hoàn thiện giai đoạn 2 dự án nâng cao thông quan tự động; tăng cường năng lực Cục kiểm định hải quan. "Hải quan vừa rồi đã đi đầu, đo đếm và chỉ ra những tồn tại, cần sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ như vừa qua để khắc phục tình trạng này", ông nói.
Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân ngắt lời, bà đặt câu hỏi: Với những nỗ lực của ngành tài chính thì có hoàn thành kế hoạch giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành năm nay?
Bộ trưởng Dũng trả lời, với 200 danh mục hàng hoá và hàng trăm nghìn hàng hoá kiểm tra chuyên ngành thì cần sự vào cuộc của các Bộ, ngành. Từ nay tới cuối năm Bộ sẽ tiếp tục kết nối với các Bộ, ngành. Vừa qua đã kết nối được 41 thủ tục của các bộ, ngành và theo kế hoạch năm nay coàn 22 thủ tục nữa. "Theo tiến độ này thì sẽ hoàn thành căn băn kế hoạch đặt ra", ông khẳng định.
Điều đáng phấn khởi là kinh tế xã hội có những bước phát triển mới. Điều đó đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Cử tri các địa phương phản ánh tình hình buôn lậu, gian lận hàng giả đang diễn biến phức tạp, cản trở sản xuất, làm mất lòng tin của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.
Xin cho biết Bộ đã và sẽ triển khai những giải pháp gì để chống buôn lậu thương mại, hàng giả.
Làm tốt công tác thu mới đảm bảo nhiệm vụ chi, theo báo cáo Chính phủ, thu ngân sách vượt nhưng là mức thu thấp nhất trong 2-3 năm gần đây
Tình hình doanh nghiệp kê khai nộp không đầy đủ là phổ biến, nhiều doanh nghiệp còn nợ thuế. Đến cuối 2016 tổng dư nợ thuế là 77.000 tỷ đồng, và đến nay dư nợ thuế còn 73.000 tỷ đồng, giảm không đáng kể. Vậy Bộ trưởng có giải pháp nào?
Đại biểu Bùi Thu Hằng đặt câu hỏi chất vấn về lĩnh vực thuế. Theo bà hiện ngành thuế đã cải tiến cách thu thuế qua hoá đơn điện tử, nhưng xuất hoá đơn của các hộ kinh doanh vẫn phổ biến; thói quen không lấy hoá đơn khi mua hàng của hộ kinh doanh đang khiến ngành thuế thất thu. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp để khắc phục tình trạng này?
Đại biểu Vũ Thị Thuỷ (Hải Dương) gửi tới Bộ trưởng câu hỏi liên quan tới chuyển giá doanh nghiệp. Bộ Tài chính có giải pháp gì khắc phục tình trạng này? Bà cũng đặt câu hỏi liên quan tới giải quyết thủ tục hành chính.
Qua các cuộc họp đối thoại giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, công tác kiểm tra chuyên ngành đang là trở ngại lớn, kéo dài thời gian thông qua hàng hóa làm tăng chi p hí gây phiền hà cho doanh nghiệp. Bộ trưởng có những giải pháp gì để góp phần nâng cao hiệu quả việc kiểm tra chuyên ngành
Qua nội dung báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ Kinh tế xã hội cho thấy, nợ công đã và đang là mối quan tâm của cử tri cả nước. Tình hình nợ công hiện nay sát trần hơn 60% GDP, rủi ro lớn do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn như huy động thuế, phí trên GDP giảm, trong khi Chính phủ vẫn đàm phán ký kết các khoản vay mới, điều này ảnh hưởng như thế nào trong kiểm soát chi tiêu nợ công thời gian tới
Tình trạng chuyển giá của doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng, với chức năng được giao, Bộ có giải pháp gì khắc phục?
Những năm qua Chính phủ ban hành nhiều Nghị quyết về cải cách thủ tục hành chính nâng cao năng lực cạnh tranh. Quốc hội, Bộ trưởng đã triển khai chỉ đạo của Thủ tướng như thế nào?
Phiên chất vấn các Bộ trưởng chính thức khai mạc vào sáng nay 16/11.
Ngay sau khi nghe Trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên chất vấn với phần đăng đàn đầu tiên của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Người đứng đầu ngành tài chính sẽ trả lời về công tác quản lý thuế (giải quyết nợ đọng thuế; thanh tra, kiểm tra; chống thất thu thuế, chuyển giá) cũng như các vấn đề của hải quan đảm bảo nền tài chính an toàn, hiệu quả. Đây không phải lần đầu tiên ông Đinh Tiến Dũng đăng đàn tại Quốc hội về các vấn đề này. Tuy nhiên, trong sáng nay, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng còn phải giải trình trước Quôc hội về câu chuyện nợ công với những giải pháp tăng cường quản lý an toàn, hiệu quả.
Theo lịch, Bộ trưởng Tài chính trả lời chất vấn tới giữa phiên làm việc chiều ngày 16/11, trước khi nhường diễn đàn cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.
Theo đó, Thống đốc Lê Minh Hưng sẽ giải đáp các vấn đề về việc điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tăng trưởng tín dụng hợp lý. Đồng thời, hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã được xử lý và giải pháp đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cũng là nội dung trọng tâm của phiên chất vấn này.